Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm hiện đại hóa công tác quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện; xây dựng và phát triển lưới điện thông minh nhằm đảm bảo vận hành hệ thống truyền tải điện an toàn, ổn định, tin cậy là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng năng suất lao động.

Các dữ liệu được mã hóa sang mã QR Code.

Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học 4.0 đang ngày càng làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội. Việc nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh; thực hiện số hóa trong công tác quản lý vận hành luôn được Truyền tải điện Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng triển khai thực hiện.

Cuối năm 2016, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) ban hành Nghị quyết số 5151/NQ-HĐTV ngày 28/12/2019. Trong đó, chủ đề năm 2017 là “Đẩy mạnh khoa học công nghệ”; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động của EVNNPT.

Dữ liệu hình ảnh thiết bị được lưu trữ google drive.

Năm 2020, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia ban hành Nghị quyết số 19/NQ-HĐTV ngày 31/12/2020 về các công việc và nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai, thực hiện trong năm 2021. Trong đó, EVNNPT thông qua chủ đề năm 2021 là “Chuyển đổi số trong Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia”.

Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Thành viên EVNNPT và chỉ đạo của các cấp, Truyền tải điện Thành phố Hồ Chí Minh (TTĐHCM) phổ biến, triển khai, quán triệt sâu sắc việc nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, tập trung công tác chuyển đổi số là động lực quan trọng nhất để phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản suất, để Truyền tải phát triển bền vững.

Với phương châm mà Lãnh đạo TTĐHCM đặt ra là đưa việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, tập trung công tác chuyển đổi số vào tất cả các mặt hoạt động của đơn vị; trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cấp ủy, các phòng, đội, trạm, tổ thao tác lưu động (TTTLĐ) trực thuộc. TTĐHCM xác định ứng dụng khoa học công nghệ mới, đẩy mạnh công tác chuyển đổi số là một trong những động lực quan trọng để xây dựng hệ thống truyền tải điện đồng bộ, hiện đại; nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vận hành, tăng năng suất lao động và đó là tiền đề quan trọng đảm bảo hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao, tạo bước phát triển về chất lượng của đội ngũ lao động trong TTĐHCM; là cơ sở vững chắc để trở thành đơn vị đi đầu về áp dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và phát triển bền vững.

Thực hiện chuyển đổi số đồng bộ các mặt công tác trong đơn vị, tập trung ứng dụng công nghệ mới, các công nghệ tiên tiến. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ đáp ứng yêu cầu mới theo tình hình thực tế, tâm huyết, trung thực, tận tụy, có phẩm chất tốt. Tạo mọi điều kiện phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên sâu để thúc đẩy phong trào nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số phù hợp trong từng lĩnh vực truyền tải điện tại đơn vị.

TTĐHCM xác định rõ các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cụ thể là Tăng cường vai trò của chi ủy, chi bộ, lãnh đạo quản lý các cấp và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể với công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới. Tích cực triển khai thực hiện việc đẩy mạnh phong trào thi đua “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất”; phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo quản lý các cấp với Công đoàn, Đoàn thanh niên đồng cấp; đề xuất và thực hiện giải pháp đẩy mạnh hoạt động sáng kiến, sáng tạo, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện nhiệm vụ của TTĐHCM. Xây dựng cơ chế thúc đẩy, đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ mới, công nghệ hiện đại. Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, có chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ kỹ thuật cao. Tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để CBCNV sáng tạo, phát triển. Đa dạng hóa hình thức đào tạo, gắn liền đào tạo với nhu cầu thực tế sản xuất. Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, phản biện của các người làm công tác khoa học công nghệ. Nâng cao kỹ năng khai thác mạng máy tính của nhân viên và đưa ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất, quản lý vận hành lưới điện vào giai đoạn nâng cao, chuyên sâu. Kiến nghị đầu tư cải tạo nâng cấp, hiện đại hóa lưới điện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, kinh tế, môi trường để vận hành linh hoạt với khả năng tự động hóa cao cùng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại; tiếp tục thực hiện phát triển các trạm biến áp không người trực. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để lập hồ sơ số hóa cơ sở dữ liệu quản lý kỹ thuật tại các trạm biến áp và đường dây truyền tải nhằm tăng năng suất lao động. Chủ động hợp tác với các trường đại học để cập nhật tri thức khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới phù hợp để ứng dụng cho hệ thống truyền tải điện.

Phiếu thu thập dữ liệu thực hiện số hóa.

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh các cấp, cùng sự phối hợp nhịp nhàng của các phòng chức năng và đơn vị liên quan, TTĐHCM đã triển khai và thực hiện số hóa các dữ liệu của quá trình chuyển đổi số với các công việc cụ thể ở phạm vi lưới truyền tải, các ứng dụng công nghệ như: Áp dụng công nghệ đọc dữ liệu công tơ từ xa; lắp đặt và đưa vào vận hành thiết bị định vị sự cố; ứng dụng công nghệ vệ sinh sứ đang mang điện bằng nước áp lực cao; ứng dụng công nghệ giám sát dầu online, giám sát tổng thể MBA 500kV; PD Test thiết bị trung thế; đưa vào vận hành 06/09 trạm biến áp không người trực; ứng dụng Flycam, UAV để kiểm tra quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật; lắp pin mặt trời áp mái cho các trạm biến áp để giảm điện tự dùng; ứng dụng mạng phân phối IRIG-B để đồng bộ thời gian rơ le; lắp đặt các Camera để giám sát mực nước hầm cáp ngầm 220kV, giám sát an ninh, an toàn, vi phạm hành lang lưới điện cao áp; lắp đặt thiết bị theo dõi nhiệt độ vỏ cáp ngầm 220kV; ứng dụng nền tảng bản đồ vệ tinh, bản đồ sét phục vụ quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật; sử dụng vật liệu cách điện bằng Composite ở nhiều thiết bị điện,....

Số liệu thí nghiệm thiết bị sau khi số hóa được chuyển sang dạng biểu đồ dễ dàng đánh giá và theo dõi.

Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng các nhu cầu trong vận hành, báo cáo, đánh giá và phân tích số liệu, TTĐHCM đã xây dựng hệ thống số hóa trên nên tảng các ứng dụng của GOOGLE (google sheet, google drive,…), phục vụ các nhu cầu hiện tại các ứng dụng dùng chung (PMIS, MDMS…) chưa đáp ứng được. Các dữ liệu sẽ được các đội, trạm cập nhật lên các ứng dụng của GOOGLE (bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh…), từ đó dữ liệu sẽ được tự động xử lý và đánh giá để đưa ra các báo cáo, thông tin tức thời. Ngoài ra, các thông tin, báo cáo cũng được truy xuất nhanh chóng ở thời gian thực cũng như quá khứ ở bất kỳ đâu. Ngoài ra, các thông tin số liệu về công tác quản lý kỹ thuật (điện năng, kiểm tra định kỳ, các biểu đồ…) cũng luôn được cập nhật tự động và hiện thị trên web truyền tải đã xây dựng.

Số liệu điện năng được truy cập nhanh chóng và chi tiết.

Năm 2021, thực hiện chủ đề “Chuyển đổi số trong Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia”, TTĐHCM tiếp tục triển khai sâu rộng quá trình chuyển đổi số trong công tác quản lý vận hành, cụ thể như Đường dây 220kV Bình Chánh – Phú lâm (2 mạch), các dữ liệu tiếp tục số hóa bao gồm: Tọa độ địa lý của các cột, tài liệu kỹ thuật (Bảng tổng kê, bản vẽ tuýp cột, dây dẫn, phụ kiện, dây chống sét, bảng tên, bảng số,...),  hành lang an toàn (Bảng thống kê vi phạm hành lang, công trình bến bãi, bảng thống kê các biển báo, biển cảnh báo...),... Hồ sơ công tác kiểm tra định kỳ (kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra ngày, kiểm tra đêm, công tác vệ sinh Hotline...), hồ sơ công tác sửa chữa lớn – sửa chữa thường xuyên (phần móng cột, phần điện, phần tiếp địa...), hồ sơ công tác tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp (phát thanh tuyên truyền, phát tờ rơi, vận động ký bản cam kết bảo vệ an toàn hành lang...), hồ sơ công tác phóng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai & tìm kiếm cứu nạn,...

Khối lượng kiểm tra định kỳ các trạm biến áp được cập nhật ngay sau công tác và được thể hiện dạng biểu đồ dễ dàng theo dõi và đánh giá.

Phần thiết bị sân 220kV trạm biến áp 220kV Bình Chánh và trạm biến áp 500kV Phú Lâm, Các dữ liệu số hóa bao gồm: Tài liệu kỹ thuật thiết bị, quản lý vận hành thiết bị, lý lịch thiết bị; bản vẽ hoàn công nhị thứ, bảng trị số hệ thống relay bảo vệ,…); hồ sơ công tác kiểm tra định kỳ (kiểm tra định kỳ theo kế hoạch, kiểm tra trong vận hành, công tác đánh giá số liệu thí nghiệm, đánh giá xu hướng, soi phát nhiệt,....; hồ sơ công tác tổn thất điện năng (hệ thống công tơ, đo đếm xa, ...); hồ sơ công tác sửa chữa lớn – sửa chữa thường xuyên (phần điện, phần xây dựng,...); hồ sơ công tác xử lý tồn tại (bảng thống kê khiến khuyết, kế hoạch xử lý, kết quả xử lý,...);....

Hình ảnh kiểm tra phụ kiện đường dây bằng Flycam.

Các dữ liệu số hóa được lưu trữ trên các ứng dụng lưu trữ đám mây và chuyển đổi thành mã QR Code. Các mã QR Code này được gắn tại vị trí từng thiết bị, cột đường dây. Người vận hành sẽ dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng... quét mã QR Code tại các thiết bị đã gắn mã và cập nhật các thông tin trong vận hành hàng ngày lên các ứng dụng trên hệ thống.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống Kinh tế - Xã hội trên phạm vi toàn cầu; tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ nhiều năm gần đây và hiện nay được nâng lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực, cũng như giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Trong đó, chuyển đổi số được xem là “xương sống” của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó tạo ra giá trị lợi nhuận to lớn, nắm bắt xu hướng phát triển chung, bao gồm lĩnh vực của Truyền tải điện.

Ứng dụng phần mềm quản lý công tơ MDMS-WEB.

Ứng dụng phần mềm hệ thống quản lý kỹ thuật PMIS.


  • Đức Thắng, Văn Thái - TTĐ.HCM